Website bách khoa kiến thức

Bán trú là gì? Có gì khác so với nội trú?

Bán trú là gì
Bán trú hiện là mô hình học thông dụng của các trường mầm non, tiểu học. Thế nhưng, thực tế bán trú vẫn khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Vậy bán trú là gì? Hãy cùng yemeneoc.org giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.

I. Bán trú là gì?

Bán trú là hình thức học tập mà học sinh sẽ ăn trưa, nghỉ trưa tại trường, buổi chiều sẽ về với gia đình
Bạn trú là mô hình học mà học sinh có thể ở lại trường vào buổi trưa, thực hiện việc ăn ngủ sau đó để tiếp tục học vào buổi chiều, kết thúc giờ học chiều các em sẽ được về với gia đình. Đây là mô hình học tập phù hợp với trẻ mầm non, học sinh tiểu học. Bởi độ tuổi này các em chưa có đủ khả năng tự đến trường, hơn thế còn có nhiều nguy hiểm khác khiến bậc phụ huynh không yên tâm.
Ngoài ra, có nhiều phụ huynh đi làm cả ngày và chỉ có khả năng đưa con đi học vào sáng sớm, đón con khi tan làm nên bán chú là phương pháp tổ chức học tập được nhiều cha mẹ chọn lựa. Và đây chính là giải pháp giúp phụ huynh giải quyết được vấn đề đưa đón.

II. Ưu và nhược điểm của bán trú

Hầu hết các trường mầm non, tiểu học hiện nay đều áp dụng hình thức học bán trú. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng tồn tại mặt tốt mặt trái, với học bán trú cũng không ngoại lệ. Vậy những ưu điểm, hạn chế của bán trú là gì?

1. Ưu điểm

Có thời gian học tập, nghỉ ngơi: trường hợp gia đình xa trường học, việc đưa đón trẻ sẽ tốn khá nhiều thời gian. Việc ngủ trưa của trẻ cùng vì thế mà bị rút ngắn lại khiến buổi học chiều trẻ mệt mỏi. Việc ở lại trường vào buổi trưa giúp trẻ có thời gian nghỉ nhiều hơn, ngoài ra còn được thầy cô hướng dẫn việc sinh hoạt điều độ, có giờ giấc.
Dạy trẻ tự lập từ sớm: đối với trẻ mầm non, các bé sẽ có cơ hội trải nghiệm, nâng cao tinh thần tự lập của bản thân. Bởi các bé sẽ phải tự túc trong việc ăn uống cùng bạn bè. Hơn thế, tính kỷ luật, ngăn nắp cũng được cải thiện nhờ việc sinh hoạt tập thể, đồng thời có sự quản thúc của các cô giáo.

2. Nhược điểm

Bữa ăn tại các lớp bán trú vẫn luôn khiến nhiều phụ huynh lo lắng
Bên cạnh những ưu điểm thì mô hình bán trú cũng tồn tại một số điểm hạn chế như sau:
Bữa ăn: nhiều phụ huynh vẫn luôn lo lắng các con không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết hay vấn đề về sinh an toàn thực phẩm có được đảm bảo. Thậm chí có nhiều phụ huynh còn phàn nàn mức thu tiền ăn cao nhưng chất lượng bữa ăn không được đảm bảo. Nhiều trẻ biếng ăn còn nhờ bạn mình ăn hộ. có thể nói, bữa ăn trưa với nhiều trẻ chẳng khác gì cơn ác mộng.
Nghỉ ngơi: có 2 vấn đề xảy ra với mô hình học bán trú là việc chia ca ăn, ngủ và sự thiếu quản lý đến từ giáo viên.
  • Vấn đề chia ca ăn ngủ: có nhiều trường không đảm bảo việc đủ giường, phòng ngủ cho học sinh nên đã chia ca chế độ ăn ngủ. Điều này có nghĩa là 1 tốp sẽ ăn trước, ngủ sau và một tốp ngủ trước, ăn sau. Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ và không mang lại lợi ích gì.
  • Quản lý thiếu chuyên nghiệp: ở độ tuổi mẫu giáo, tiểu học, học sinh rất năng động, thích được vui chơi. Do đó, nếu không có sự quản lý chặt chẽ của cô giáo thì các em có thể trốn ngủ. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tương lai của trẻ cũng như tạo ra nhiều hệ lụy xấu.

III. Sự khác nhau giữa nội trú và bán trú

Hiện nay các trường học đều có 2 mô hình giáo dục là bán trú và nội trú. Có lẽ vì thế mà nhiều phụ huynh vẫn luôn nhầm lẫn 2 hình thức giáo dục này. Vậy sự khác biệt giữa nội trú và bán trú là gì?
Nội trú là mô hình học tập mà học sinh thực hiện chế độ sáng – trưa – chiều – tối tại trường theo thời gian biểu cụ thể. Các em sẽ ở lại trường vào buổi tối và được giáo viên hỗ trợ về bài vở, tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Còn bán trú là mô hình học tập mà học sinh sẽ có giờ ăn trưa, nghỉ trưa tại trường. Học sinh sẽ được về nhà vào chiều tối sau khi hoàn thành lớp học.
Nhìn chung, 2 mô hình đào tạo này có sự khác nhau ở thời gian học sinh lưu lại trường. Và đây cũng là lý do để nhiều phụ huynh phải cân nhắc chọn lựa sao cho phù hợp nhất.

IV. Những khó khăn của học bán trú

Nhà trường cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn thực phẩm của trẻ
Thực tế, mô hình học bán trú mang lại nhiều lợi ích. Thế nhưng cũng có một số điểm khó khăn cần phải khắc phục. Vì thế, nhà trường và phụ huynh cần có sự phối hợp cùng nhau để đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Dưới đây là một số giải pháp cho những khó khăn của hình thức học bán trú.
  • Nhà trường cần phải giám sát nghiêm khắc nguồn thực phẩm nấu cho học sinh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn thực phẩm phải sạch.
  • Nhà trường phải xây dựng thêm phòng ăn riêng cho trẻ để đảm bảo chỗ ăn uống sạch sẽ, hợp vệ sinh.
  • Nên chia khu ngủ riêng cho học sinh nam và học sinh nữ để không gặp những vấn đề đáng tiếc liên quan đến giới tính.
  • Phụ huynh có thể đóng góp thêm tiền ăn trưa để bữa ăn trưa của trẻ được đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của bé.

V. Tiêu chuẩn chọn trường bán trú phù hợp

Để có thể đưa ra tiêu chí chuẩn về mô hình học tập phù hợp với trẻ về việc lựa chọn nội trú, bán trú là gì. Bạn cần phải lắng nghe những điều mà các con chia sẻ. Đối với từng độ tuổi thì bạn có thể hỏi trực tiếp bé để nhận được quan điểm, suy nghĩ của trẻ, chỉ cho con những điểm tốt hoặc hạn chế của bán trú để con có thể tự lựa chọn.
Tiêu chí thứ 2 mà các bậc phụ huynh cần quan tâm đến là điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình.
Đối với bất kỳ mô hình học tập nào thì phụ huynh cũng cần đưa ra môi trường đào tạo, giảng dạy tốt để trẻ có thể phát triển được toàn diện.
Trên đây là những thông tin giúp các bậc phụ huynh hiểu được bán trú là gì. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể tìm kiếm được mô hình học tập với con em mình, qua đó giúp trẻ có được nhiều cơ hội phát triển bền vững.