Thực tế, không ít người cảm thấy băn khoăn bởi không biết đeo nhẫn cưới ngón tay nào cho đúng. Vậy nên đeo nhẫn cưới tay nào, hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết ngày hôm nay nhé.
I. Ý nghĩa nhẫn cưới là gì?
Trong lễ cưới, chúng ta sẽ thấy các cặp đôi thực hiện nghi thức trao nhẫn. Nhưng mấy ai biết được ý nghĩa cũng như nên đeo nhẫn cưới tay nào cho đúng. Vào thời Ai Cập cổ đại, nhẫn cưới là biểu tượng cho sự gắn kết không bao giờ tách rời của các cặp đôi. Hay như thời Hy Lạp, việc đeo nhẫn cưới ở người phụ nữ đồng nghĩa với việc chấp nhận sự trói buộc về tinh thần cũng như thể xác.
Còn ngày nay, việc đeo nhẫn cưới là nghi thức không thể thiếu, nó là hành động khẳng định sự kết nối giữa hai người với nhau. Đồng thời, chiếc nhẫn cưới còn là biểu tượng của tình yêu, là sợi dây gắn kết với một nửa còn lại của đời mình.
II. Tại sao phải đeo nhẫn đúng cách?
Đây là cũng là một trong những câu hỏi mà các cặp đôi sắp kết hôn thường bối rối, vì quan niệm người xưa cho rằng đây là nghi thức quan trọng nên không thể đeo tùy tiện. Lý do phải đeo nhẫn cưới ngón tay nào cho đúng bởi mỗi ngón tay đều có ý nghĩa khác nhau nên khi đeo sai ngón tay, có thể sẽ xảy ra điều không may mắn.
Vi như, theo người Châu Âu hay La Mã cổ đại đều tin rằng ngón áp út chính là nơi có mối liên kết trực tiếp đến trái tim và tượng trưng cho mạch tình yêu. Nên nhẫn cưới đều được đeo ở ngón áp út. Thế nhưng, với những người Do Thái lại cho rằng tay trái là biểu tượng của sự không may mắn nên họ luôn đeo nhẫn cưới ở tay phải.
Như vậy, có thể hiểu rằng, việc đeo nhẫn cưới tay nào đúng sẽ bắt nguồn từ mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân, cũng như phong tục tập quán từng quốc gia, địa phương.
III. Đeo nhẫn cưới tay nào là đúng chuẩn truyền thống
Việc xác định câu trả lời chính xác cho câu hỏi đeo nhẫn cưới tay ngón nào sẽ phụ thuộc vào từng đất nước, quan niệm riêng tại nơi đó.
1. Các nước phương Tây
Với các nước phương Tây, nhẫn cưới sẽ được đeo ở ngón áp út. Bở họ cho rằng tàu ngón áp út bàn tay trái có sự liên kết với trái tim và được gọi là mạch tình yêu. Còn với người Mỹ, quan niệm đeo nhẫn cưới tay nào khá đơn giản, đó là đàn ông luôn đi phía bên ngoài để bảo vệ cho người phụ nữ, nên bàn tay trái sẽ nắm tay phụ nữ. Vậy nên, đàn ông đeo nhẫn cưới ngón áp út tay trái, phụ nữ đeo ngón áp út bên phải.
Tại Đức và Hà Lan thì các cặp đôi sẽ đeo nhẫn đính hôn bên tay trái, nhưng khi cưới sẽ chuyển sang tay phải. Việc này như thông báo ngầm về sự thay đổi tình trạng hôn nhân.
2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, đeo nhẫn cưới ngón tay nào là đúng truyền thống? Theo quan niệm của người Việt xưa, các cặp vợ chồng đều chọn ngón áp út là ngón tay đeo nhẫn cưới. Bởi, việc đeo nhẫn cưới ngón áp út là biểu tượng cho sự kết nối 2 tâm hồn với nhau. Không chỉ vậy, ngón áp út còn có cảm giác yếu hơn so với những ngón tay khác. Nên khi đeo nhẫn cưới tại ngón áp út, nó sẽ giúp bạn có thêm niềm tin về tình yêu.
Bên cạnh đó, người xưa cũng quan niệm rằng, khi bạn úp lòng bàn tay vào nhau, sau đó gập ngón giữa và áp sát vào nhau. Tiếp đến, bạn từ từ mở bàn tay ra khi các đầu ngón tay vẫn chạm vào nhau thì bạn sẽ thấy các ngón khác tách dễ dàng còn hai ngón áp út sẽ khó hơn. Vì vậy, điều này còn mang ý nghĩa cho tình yêu vợ chồng bền lâu, son sắt hơn.
Như vậy, việc đeo nhẫn cưới tay nào sẽ tùy thuộc quan điểm từng quốc gia. Song ngày nay, các cặp đôi thường đeo nhẫn cưới ngón áp út tay trái.
IV. Ý nghĩa từng ngón đeo nhẫn
Trên bàn tay chúng ta, việc đeo nhẫn cưới tay nào đều mang đến những ý nghĩa khác nhau. Tùy thuộc vào vị trí ngón tay đeo nhẫn, mà chúng ta có thể hiểu được thông điệp khác nhau.
1. Đeo nhẫn ngón áp út
Việc đeo nhẫn ngón áp út thường được dùng để đeo nhẫn cưới cho cả nam và nữ. Đeo nhẫn ngón áp út là biểu tượng cho mối quan hệ vợ chồng gắn bó trong hôn nhẫn. Hơn thế, bất cứ cô nàng nào thấy anh chàng đeo nhẫn ngón áp út sẽ ngầm hiểu đó là hoa đã có chủ.
2. Đeo nhẫn ngón tay trỏ
Đeo nhẫn ngón trỏ mang ý nghĩa muốn thể hiện sự biết ơn, kính trọng đến bậc sinh thành. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện ước mong cha mẹ sống lâu để con cái có thể báo hiếu công ơn nuôi dưỡng. Ngoài ra,vị trí đeo nhẫn ngón trỏ còn biểu hiện cho việc sẵn sàng mối quan hệ mới.
3. Đeo nhẫn ngón tay cái
Bên cạnh việc biết được đeo nhẫn cưới tay nào, thì đeo nhẫn tay cái là biểu trưng cho sự độc thân và mong muốn tìm được một nửa của mình. Thông thường, những chiếc nhẫn đeo ở ngón cái thường có họa tiết cầu kỳ để tôn lên sự quyền lực, quý phái.
4. Đeo nhẫn ngón giữa
Ý nghĩa đeo nhẫn ngón giữa là khẳng định bản thân đã có chủ và đính hôn rồi. Những chiếc nhẫn đeo ở ngón giữa thường được đính đá, làm từ vàng hoặc bạc. Trong trường hợp đeo nhẫn ngón giữa tay trái thì có ý nghĩa là bạn đang trong mối quan hệ yêu đơn phương.
5. Đeo nhẫn ngón út
Những người đeo nhẫn ngón út muốn thể hiện bản thân không muốn yêu hoặc chưa muốn bắt đầu mối quan hệ mới. Thông điệp, ý nghĩa đeo nhẫn ngón út là sự độc thân vui vẻ.
V. Những điều cấm kỵ khi đeo nhẫn cưới
Ngoài việc có câu trả lời cho thắc mắc đeo nhẫn cưới tay nào, thì bạn cũng nên biết một số điều cần phải kiêng khi đeo nhẫn cưới dưới đây.
1. Đeo nhẫn cưới sai ngón
Chắc chắn, khi đọc được ý nghĩa của nhẫn cưới cũng như đeo nhẫn cưới tay nào, các cặp đôi nên để ý và đeo nhẫn cho đúng. Chẳng lẽ, khi bạn đã kết hôn nhưng lại đeo nhẫn cưới và ngón út – tượng trưng cho sự độc thân, vậy chẳng phải sẽ khiến bạn đời tổn thương hay sao.
2. Đeo nhẫn cưới trước khi lễ cưới diễn ra
Người xưa quan niệm rằng nói trước bước không qua, cho nên việc đeo nhẫn cưới trước khi diễn ra lễ cưới là sự xui xẻo, không may mắn, hôn nhân khó hạnh phúc và lâu bền. Điều này cũng giống như khăn che đầu, nếu để người khác nhìn thấy mình đeo nhẫn cưới trước khi ngày cưới, cô gái đó sẽ bị mất giá và nhà nhà chồng xem thường.
3. Đeo nhẫn cưới có hình thức không phù hợp
Nhẫn cưới tượng trưng cho sự liên kết của vợ chồng, nên hình thức nhẫn cưới không được chênh lệch nhau. Vậy nên, khi chọn nhẫn cưới, bạn hãy lưu ý đến điểm này nhé. Có thể, nhẫn cưới của phụ nữ sẽ được đính đá quý nhiều hơn đàn ông, nhưng cần phải chung kiểu dáng, màu sắc.
4. Bán hoặc làm mất nhẫn cưới
Thực tế, có rất nhiều cặp vợ chồng sau khi kết hôn rơi vào tình cảnh khó khăn và quyết định bạn nhẫn cưới. Thế nhưng đây là điều cấm kỵ, bởi nhẫn cưới không chỉ món đồ vật chất có giá trị mà nó còn là kỷ vật cho cuộc sống hôn nhân. Do đó, nhẫn cưới là vô giá và không bao giờ được bán đi.
Không chỉ vậy, việc làm mất nhẫn cưới còn thể hiện bạn không để tâm vào cuộc sống hôn nhân gia đình. Điều này rất dễ khiến hạnh phúc tan vỡ.
Trên đây là những thông tin mà yemeneoc.org chúng tôi muốn gửi đến các quan về vấn đề đeo nhẫn cưới tay nào. Có thể thấy, việc đeo nhẫn cưới sẽ tùy thuộc vào từng quan niệm, phong tục mỗi quốc gia. Tuy nhiên, đeo nhẫn cưới ngón áp út vẫn được nhiều người lựa chọn bởi sự thuận tiện, thoải mái.